Hotline 1:

028 3553 3197

Hotline 2:

0908 943 879

Địa chỉ:

Số 164 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

BÉO PHÌ VÀ THAI KỲ

Chào mừng bạn đến với phòng khám Sản phụ khoa Tâm Phúc. Chúng tôi luôn đồng hạnh cùng bạn.

Thế nào là béo phì?

- Nếu có BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân

- BMI > = 30 được xem là béo phì

- BMI trên 40 được coi là bệnh béo phì và trên 50 là bệnh béo phì nặng

- Theo tiêu chuẩn của của Bộ Y tế Việt nam, có các cấp độ phản ánh nguy cơ sức khỏe ngày càng tăng đi cùng với việc tăng chỉ số BMI:

    + Thiếu cân: BMI < 18,5 kg/m2

    + Bình thường: BMI từ 18,5 - 22,9 kg/m2

    + Thừa cân: BMI từ 23 - 24,9 kg/m2

    + Béo phì độ I: BMI từ 25 - 29,9 kg/m2

    + Béo phì độ II: BMI >= 30 kg/m2 trở lên

Các yếu tố nguy cơ

- Tăng huyết áp thai kỳ - huyết áp cao 
- Tiền sản giật - sản giật 
- Bệnh lý tiểu đường thai kỳ 
- Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn 
- Nguy cơ cao dị tật thai nhi do tình trạng mẹ bầu có tiềm ẩn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những rủi ro ảnh hưởng đến thai kỳ

- Thai ngưng tiến triển sớm, thai chết lưu:

    + Tỉ lệ sẩy thai 20-40%

    + Chỉ số BMI càng cao thì tỉ lệ thai chết lưu càng cao.

    + Nguyên nhân không rõ ràng, có thể là do nội tiết không thuận lợi cho nội mạc tử cung giữ thai hoặc có thể do buồng trứng đa nang

- Sanh non

    + Béo phì làm tăng nguy cơ sanh non, cơ chế chưa rõ ràng, có thể do suy yếu cổ tử cung hoặc sanh non do hậu quả biến chứng như: tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường. 
- Dị tật bẩm sinh

    + Tỉ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi tăng lên ở những bà mẹ mang thai bị béo phì

    + Các dị tật thường gặp:

        Dị tật ống thần kinh

        Dị tật tim

        Dị tật hở hàm

- Thai to

    - Thời kỳ hậu sản. Ở những bà mẹ béo phì khi sinh mổ, nguy cơ đông máu  (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch và tắc mạch phổi)  sẽ tăng cao vối cấp số nhân trong giai đoạn hậu sản, so với sản phụ có cân nặng bình thường, nguy cơ huyết khối thời kỳ hậu sản, trung bình là 30 lần so trong 16 tuần sau khi sinh. 
- Nhiễm trùng : nguy cơ nhiễm trùng sau sinh rất cao như: nhiễm trùng vết mổ, viêm nội mạc tử cung. 
- Trầm cảm sau sinh: Việc về dáng, lấy lại vóc dáng sau sinh là điều đang được quan tâm nhiều nhất ở phần lớn phụ nữ trong thời kì sau đẻ. ghiên cứu ghi nhận những người béo phì tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh  
- Tương lai đứa trẻ :

    + Người mẹ béo phì và mắc các bệnh về tim mạch khi mang thai sẽ tăng nguy cơ cho đứa trẻ về sau bị bệnh béo phì và bệnh tim mạch lên gấp 15 lần 
    + Phát triển hệ thần kinh: người mẹ béo phì làm cho quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh thai nhi không tốt bao gồm

Suy giảm nhận thức 
Rối loạn tăng động, giảm chú ý 
Lo lắng, trầm cảm, tâm thần phân liệt 
    + Tăng nguy cơ bại não

    + Hen suyễn

Theo dõi thai trên người béo phì

Mỗi giai đoạn của thai kỳ tồn tại những rủi ro nên cần phải được dự phòng hạn chế những rủi ro đó có thể xảy ra. 
- 3 tháng đầu: nguy cơ sẩy thai cao, bác sĩ cần phải hướng dẫn những dấu hiệu cảnh báo và can thiệp đúng lúc 
- 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: nguy cơ sẩy thai muộn, cao huyết áp - tiền sản giật, đái tháo đường, sanh non

Kiểm soát béo phì trong khi mang thai

 - Khuyến nghị tăng cân khi mang thai

Phân loại cân nặng trước khi mang thai  

Chỉ số khối (BMI) 

Tổng số cân nặng được đề xuất tăng trong thai kỳ (kg) Tỉ lệ tăng cân khuyến nghị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối (gram /tuần) 
Thiếu cân Dưới 18,5 12 - 18 500 gram (500 - 600) 
Cân nặng bình thường 18,5 - 24,9 11 - 16 500 gram  (400  - 500)  
Thừa cân 25 - 29,9  7 - 11 300  gram  (200  - 300) 
Béo phì  30 trở lên  5 - 9 200 gram  (100 - 300) 

Quản lý và dự phòng

- Thai phụ biết được những bất lợi được mô tả như trên 
- Đánh giá, tư vấn và kế hoạch chăm sóc nguy cơ trong thai kì liên quan đến béo phì trong lần khám thai đầu tiên (càng sớm càng tốt) 
- Sàng lọc bệnh tiểu đường sớm cho những thai phụ bị béo phì (ngay từ lần khám thai đầu tiên) 
- Tập thể dục trong thai kỳ: phụ nữ mang thai cần duy trì tập thể dục vừa phải. Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ sản khoa kế hoạch tập luyện an toàn. 
- Chế độ ăn uống hợp lí: bổ sung vitamin và chế độ ăn uống lành mạnh đảm bảo tăng cân phù hợp với khuyến cáo của nhân viên y tế.

Dự phòng bằng cách nào?

Thói quen ăn uống trong thai kỳ cần được đặc biệt quan tâm cùng với một lối sống lành mạnh để có một thai kỳ tốt đẹp:

- Dung nạp đầy đủ Vitamin D (từ ánh nắng mặt trời, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà...  theo nhu cầu của cơ thể,  phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sức khỏe của trẻ và mẹ bầu, vốn có liên quan đến nguy cơ béo phì

- Hạn chế tối đa các thực phẩm chiên (khoai tây chiên, cốm, cá, tôm chiên với nước sốt, v.v.)

- Không sử dụng  có thực phẩm hoặc thức uống có  đường bánh ngọt (thậm chí là tự làm), nước ép trái cây, soda, bánh mì trắng …

- Hạn chế cafein (trà đen, cà phê) chỉ dùng khoảng 2 đến 3 tách mỗi ngày, không có đường

- Đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ với thực đơn điều chỉnh phù hợp để tránh hạ đường huyết và giảm nguy cơ kháng insulin.

    + Mỗi trong 3 bữa ăn phải bao gồm protein động vật (thịt, cá, trứng hoặc sản phẩm từ sữa) hoặc rau (đậu lăng, đậu trắng hoặc đỏ, tempeh ..), rau sống và hấp, một phần 150g rau hoặc tinh bột nấu chín và một thìa dầu thực vật lạnh (ô liu, vừng, ...).

    + Nên ăn thật chậm để các quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn cũng là một hình thức thư giãn

- Thường xuyên vận động như đi bộ trước khi sinh có thể điều chỉnh cân nặng và hạn chế việc sản xuất insulin.

Chuẩn bị trước khi mang thai

- Lên kế hoạch giảm cân trước khi mang thai: 
    + Giảm cân trước khi mang thai là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các vấn đề do béo phì. 
    + Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân dù chỉ một chút cũng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và mở đường cho một thai kỳ khỏe mạnh hơn. 
- Làm thế nào để giảm cân an toàn: 
    + Câng nặng sẽ giảm khi năng lượng nạp vào cơ thể ít hơn năng lượng cơ thể tiêu thụ. Vì vậy, tập thể dục thường xuyên  và ăn thực phẩm lành mạnh là giải pháp tốt nhất. 
    + Tăng cường hoạt động thể chất là điều quan trọng nếu bạn muốn giảm cân. Hãy đặt mục tiêu hoạt động vừa phải trong 60 phút hoặc hoạt động mạnh mẽ trong 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. 
    + Đến gặp bác sĩ dinh dưỡng nếu thật sự cần thiết.

Kiểm soát cân nặng sau sinh

- Thời kỳ hậu sản, hãy cố gắng duy trì thói quen ăn uống  và tập thể dục lành mạnh  để đạt được cân nặng bình thường.

- Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích trong năm đầu đời của trẻ.

- Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho mẹ và em bé. Nó cũng có thể giúp giảm cân sau sinh.

- Nhìn chung, những phụ nữ cho con bú ít nhất vài tháng có xu hướng giảm cân khi mang thai nhanh hơn những phụ nữ không cho con bú.

Tham khảo:

1. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/beo-phi-o-me-va-cac-bien-chung/ 
2. https://www.acog.org/womens-health/faqs/obesity-and-pregnancy 
3. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/existing-health-conditions/overweight/#:~:text=Being%20obese%20when%20you're,of%20you%20and%20your%20baby. 

Chia sẻ:

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.

  • Linh hoạt

    Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.

  • Tận tâm

    Được bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

  • Nhanh chóng

    Nhận phản hồi sớm từ phòng khám sau khi đặt lịch

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.