Hotline 1:

028 3553 3197

Hotline 2:

0908 943 879

Địa chỉ:

Số 164 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

CÁC XÉT NGHIỆM ĐỊNH KỲ KHI MANG THAI

Tại sao phải làm xét nghiệm trong thai kỳ

- Các xét nghiệm định kỳ giúp tìm ra các vấn đề có thể gây nguy hiểm cho bạn và con bạn.

- Vấn đề được phát hiện càng sớm thì càng được xử lí kịp thời.

Các xét nghiệm được thực hiện sớm trong thai kỳ

  - Công thức máu thực hiện để biết:

   • Tình trạng thiếu máu dựa vào Hb, Hct

   • Sàng lọc thiếu máu di truyền Thalassemia dựa vào thể tích hồng cầu (MCV), nồng độ huyết sắc tố hồng cầu (MCH).

   • Số lượng bạch cầu liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng.

   • Số lượng tiểu cầu liên quan đến vấn đề đông máu.

 - Nhóm máu ABO: nhóm máu ABO xác định bạn thuộc nhóm máu nào để chuẩn bị cho việc truyền máu nếu cần thiết khi sanh đẻ.

 - Yếu tố Rh là gì?

   • Tìm ra bạn thuộc yếu tố Rh âm hoặc Rh dương, điều này rất quan trọng.

   • Nếu bạn là Rh âm và thai nhi bạn là Rh dương, cơ thể bạn có thể tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh. Những kháng thể này có thể làm tổn thương tế bào hồng cầu của thai nhi.

   • Do đó, nếu bạn thuộc yếu tố Rh âm, bạn có thể được tiêm anti-D vào tuần lễ 28 và em bé của bạn sẽ được theo dõi sau sanh.

 - Phân tích nước tiểu để làm gì?:

Phân tích nước tiểu để tìm:

   • Tế bào bạch cầu, một dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu

   • Hồng cầu, dấu hiệu của bệnh lý đường tiết niệu

   • Đường niệu, dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ

   • Đạm (protein) niệu dấu hiệu nguy cơ tiền sản giật

 - Nuôi cấy nước tiểu là gì?

Nuôi cấy nước tiểu để tìm:

   • Vi khuẩn trong nước tiểu. Vì một số thai phụ nhiễm trùng tiểu nhưng không gây ra triệu chứng, được gọi là nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.

   • Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng nhưng vẫn gây ra biến chứng sanh non, thai chậm tăng trưởng, viêm đài bể thận của thai phụ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết.

 - Rubella (bệnh sởi Đức):

   • Rubella có thể gây dị tật bẩm sinh nếu bạn bị nhiễm trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

 • Xét nghiệm máu cho biết:

     + Bạn có đang bị nhiễm Rubella hay không.

     + Đã có kháng thể bảo vệ do được tiêm vaccine phòng bệnh trước đó hoặc đã từng nhiễm Rubella.

 • Nếu bạn chưa có miễn dịch với Rubella thì hãy tránh xa những người mắc bệnh khi bạn mang thai (triệu chứng giống viêm đường hô hấp trên hoặc cúm).

 • Bạn không được tiêm ngừa trong thời gian mang thai vì đây là vaccine chứa virus sống. Do đó, nếu bạn tiêm trong thời gian mang thai đồng nghĩa với nhiễm Rubella trong thai kỳ.

Tìm hiểu thêm "Nhiễm trùng bào thai"

 - Viêm gan B và viêm gan C

   • Viêm gan là 1 loại virus lây nhiễm vào gan. Nếu bạn đang mang thai bị viêm gan B hoặc C, bạn có thể truyền virus sang thai nhi.

Tất cả các thai phụ đều được xét nghiệm viêm gan B và C vào đầu thai kỳ.

   • Nếu bạn bị viêm gan B hoặc C, bạn được chăm sóc đặc biệt khi mang thai. Con của bạn cũng cần được chăm sóc đặc biệt sau sanh bằng cách tiêm mũi vaccine miễn dịch thụ động trong vòng 12-24 giờ để bảo vệ em bé chống lại bệnh viêm gan B. Bạn cũng có thể cho em bé bú.

 - HIV:

   • Là virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người.

   • Nếu bạn nhiễm HIV có khả năng lây truyền cho thai nhi rất sớm.

   • Bạn dùng thuốc sớm có thể giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV sang thai nhi.

 - Bệnh lao:

   • Những người có nguy cơ cao mắc bệnh lao nên được xét nghiệm

   • Những người có nguy cơ cao bao gồm: nhiễm HIV, sống tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh lao, hoặc đến từ vùng có tỉ lệ mắc bệnh lao cao.

 - Bệnh lây qua đường tình dục:  
   • Những xét nghiệm này được thực hiện sớm trong thai kỳ vì bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng cho bạn và thai nhi.

   • Các xét nghiệm này được lặp lại vào 3 tháng cuối thai kỳ.  
   • Giang mai: tất cả các thai phụ đều được xét nghiệm giang mai sớm trong thai kỳ.

   • Bạn cũng nên kiểm tra Chlamydia và lậu nếu bạn < 25 tuổi hoặc có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục cao.

Các xét nghiệm được thực hiện muộn hơn trong thai kỳ

- Test 75gr đường

   • Xét nghiệm này để sàng lọc đái tháo tháo đường thai kỳ

   • Xét nghiệm được thực hiện vào khoảng thời gian từ 24 - 28 tuần

   • Xét nghiệm có thể sẽ thực hiện sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao đái tháo đường thai kỳ

Tìm hiểu thêm "Quy trình xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ"

- Liên cầu trùng nhóm B (Streptococcus group B: GBS)

   • Là một trong nhiều loại vi khuẩn sống trong cơ thể. Nó không thường gây ra bệnh tật ở người lớn và cũng không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

   • Nhưng ở người phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm GBS âm đạo và trực tràng có thể truyền sang thai trong quá trình chuyển dạ. Trẻ sơ sinh nhiễm GBS dễ bị nhiễm trùng sơ sinh và nguy cơ tử vong cao.  

   • Xét nghiệm GBS được thực hiện ở tuần lễ 36 - 38, mẫu xét nghiệm được lấy từ âm đạo và trực tràng.

   • Nếu bạn bị nhiễm GBS thì thời gian điều trị tốt nhất là trong thời gian chuyển dạ để bảo vệ thai nhi bạn khỏi nhiễm trùng.

Xét nghiệm di truyền cho dị tật bẩm sinh

 - Hầu hết trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh đều sinh ra từ cặp vợ chồng không có yếu tố nguy cơ.

 - Nhưng nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn khi có 1 yếu tố nguy cơ từ bố mẹ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

   • Tiền sử gia đình hoặc bố mẹ bị dị tật bẩm sinh

   • Mẹ từ 35 tuổi trở lên

   • Mắc đái tháo đường trước khi mang thai

   • Một số bệnh di truyền liên quan đến yếu tố dân tộc

 - Có 2 loại xét nghiệm: sàng lọc và chẩn đoán

   • Xét nghiệm sàng lọc:

     + Cho biết khả năng thai nhi nguy cơ cao hoặc nguy cơ thấp mắc một số dị tật bẩm sinh phổ biến chứ không chắc chắn con bạn có bị mắc bệnh hay không.

     + Tuy nhiên, thực hiện xét nghiệm xét nghiệm sàng lọc không gây rủi ro cho thai nhi

     + Những xét nghiệm thường được thực hiện: Double test, Triple test, NIPT

     + Bước đầu tiên trước khi làm xét nghiệm sàng lọc: sàng lọc yếu tố nguy cơ của thai phụ, siêu âm kiểm tra đo độ mờ da gáy - khảo sát bất thường cấu trúc lớn thai nhi. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn loại xét nghiệm sàng lọc phù hợp với bạn.

   • Xét nghiệm chẩn đoán:

     + Phát hiện nhiều bệnh bẩm sinh do khiếm khuyết gen hoặc nhiễm sắc thể (nhưng không phải là tất cả).

     + Thực hiện bằng cách xâm lấn lấy mẫu lông nhau hoặc nước ối. Do đó, để lại nhiều rủi ro, bao gồm nguy cơ sẩy thai, sanh non do thủ thuật xâm lấn.

     + Xét nghiệm này thường được thực hiện bổ sung sau xét nghiệm sàng lọc chứ không phải là xét nghiệm đầu tay.

Chia sẻ:

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.

  • Linh hoạt

    Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.

  • Tận tâm

    Được bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

  • Nhanh chóng

    Nhận phản hồi sớm từ phòng khám sau khi đặt lịch

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.