Hotline 1:

028 3553 3197

Hotline 2:

0908 943 879

Địa chỉ:

Số 164 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

- Tiểu đường là tình trạng có quá nhiều đường trong máu thay vì được sử dụng để làm năng lượng. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đái tháo đường được chẩn đoán ở ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ và không được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

- Tỷ lệ tiểu đường thai kỳ tại Việt Nam gia tăng từ 3.9% vào 2004 và đến nay khoảng 20% (ghi nhận của bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ)

dinh-nghia

Tại sao bị đái tháo đường thai kỳ?

    Cơ thể sản xuất 1 loại hormone gọi là Insulin giúp duy trì nồng độ đường trong máu ở mức bình thường. Nguyên nhân chính xác tiểu đường thai kì chưa rõ ràng, có thể liên quan đến nội tiết của thai kỳ. Trong thời kì mang thai, các hormone thai kì được tiết ra có thể ảnh hướng đến tác dụng của Insulin. Thông thường, cơ thể sẽ sản xuất thêm Insulin trong lúc mang thai để duy trì nồng độ đường trong máu ở mức bình thường. Tuy nhiên, ở một số thai phụ, cơ thể sản xuất không đủ lượng Insulin cần thiết, dẫn đến mức đường huyết tăng lên, gây ra tiểu đường thai kì.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kì:

- Được chẩn đoán tiểu đường thai kì ở lần mang thai trước

- Thừa cân hoặc béo phì

- Tiền sử sinh con to (> 4000 gr)

- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường thế hệ thứ nhất, chiếm 5-60% so với nhóm tiền sử gia đình không có người bị đái tháo đường

- Buồng trứng đa nang

- Thụ tinh ống nghiệm

- Đường trong nước tiểu dương tính

- Thai phụ > 35 tuổi

- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sanh non

- Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

- Đã được chẩn đoán các bệnh tim mạch.

* Tiểu đường thai kì có thể xảy ra ở những thai phụ KHÔNG có yếu tố nguy cơ nào kể trên. (thai phụ nguy cơ thấp)

Rủi ro của đái tháo đường thai kỳ

1.  Bệnh tiểu đường thai kì ảnh hưởng em bé như thế nào?  
- Trong 3 tháng đầu, thai phụ không kiểm soát đường huyết tốt, nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng 8-13%, gấp 2-4 lần so với nhóm thai phụ không bị đái tháo đường; tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên; thai ngưng tiến triển sớm.

- Thai to gây khó sinh, sang chấn khi sinh, tăng tỷ lệ mổ lấy thai

- Tăng nguy cơ thai chết lưu trong bụng

- Nguy cơ trẻ sơ sinh:

 • Hạ đường huyết sau sanh: chiếm tỉ lệ 15-25% ở các trẻ sơ sinh có bà mẹ bị đái tháo đường

 • Bệnh lý đường hô hấp: suy hô hấp nguy kịch

 • Tăng nguy cơ tử vong sau sanh: chiếm tỉ lệ 2-30% do thiếu oxy và tình trạng toan máu của thai

 • Tăng nguy cơ vàng da sau sanh: chiếm tỉ lệ khoảng 25% ở các thai phụ bị đáo thái đường thai kỳ

​​  • Tăng nguy cơ trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt tại khoa hồi sức sơ sinh trong thời gian dài.

rr

- Các ảnh hưởng lâu dài:

 • Gia tăng tần suất trẻ béo phì

 • Khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2 rất sớm

 • Tăng nguy cơ rối loạn chuyển hoá (mỡ trong máu), tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch

 • Chậm phát triển trí não, rối loạn tâm thần, vận động

ah

2. Bệnh tiểu đường thai kì ảnh hưởng đến bà mẹ như thế nào?  
Trong thai kì  
- Tăng huyết áp thai kỳ - tiền sản giật: nguy cơ tiền sản giật chiếm 9,8% đối với thai phụ có đường huyết đói < 115 mg/dL, tăng nguy cơ 18% ở nhóm có đường huyết đói ≥ 115mg/dL

- Sanh non: tỉ lệ sanh non ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ chiếm 26%

- Đa ối: tỉ lệ cao gấp 4 lần so với thai phụ bình thường

- Sẩy thai và thai chết lưu

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu

Trong lúc sinh  
- Chuyển dạ khó

- Sang chấn đường sinh dục: rách tầng sinh môn khi sanh do thai to, vỡ tử cung,...

- Nguy cơ băng huyết sau sanh cao vì thai to, đa ối

Nguy cơ trong tương lai  
- Đái tháo đường type 2: khoảng 17-63% thai phụ đái tháo đường thai kỳ sẽ mắc đái tháo đường type 2 sau sanh 5-16 năm.

- Tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh lý tim mạch sau này.

nguy-co

Làm gì để phòng ngừa biến chứng tiểu đường thai kì?

- Chế độ ăn uống lành mạnh trước và trong khi mang thai

- Vận động thể chất và tập thể dục với chế độ phù hợp cho từng thai phụ

- Tất cả thai phụ phải được sàng lọc đái tháo đường thai kỳ 

Chia sẻ:

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.

  • Linh hoạt

    Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.

  • Tận tâm

    Được bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

  • Nhanh chóng

    Nhận phản hồi sớm từ phòng khám sau khi đặt lịch

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.