Linh hoạt
Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.
Mục lục [Hiển thị]
Mục tiêu điều trị đái tháo đường thai kỳ là kiểm soát mức đường huyết trong khoảng an toàn nhằm giảm thiểu các rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.
- Điều chỉnh, duy trì lượng đường huyết ổn định
- Giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh đái tháo đường thai kỳ gây ra
- Mục tiêu đường huyết:
• Nồng độ đường huyết đói, trước bữa ăn: < 95 mg/dL (5.3mmol/l)
• Nồng độ đường huyết 1 giờ sau ăn: < 140 mg/dL (7.8mmol/l)
• Nồng độ đường huyết 2 giờ sau ăn: < 120 mg/dL (6.7mmol/l)
- Những lần khám thai ở người bị tiểu đường thai kỳ bao gồm
• Kiểm tra sức khoẻ của bé
• Kiểm tra tăng cân và chế độ ăn của mẹ
• Kiểm tra đường huyết nhằm đảm bảo lượng đường ở mức bình thường
1. Kế hoạch ăn uống
- Một kế hoạch ăn uống khỏe mạnh có vai trò thiết yếu trong thai kì nói chung và để kiểm soát đường huyết nói riêng. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh giúp kiểm soát mức đường huyết trong giới hạn bình thường.
- Chia nhỏ bữa ăn 6 lần trong ngày: 3 bữa chính, 3 bữa phụ giúp đường huyết không lên xuống bất thường trong ngày.
- Tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tránh các món tráng miệng ngọt, đồ uống có đường, bao gồm: kẹo, bánh ngọt, bánh quy, kem, mứt, thạch, siro,...
- Khẩu phần ăn vừa phải các thực phẩm chứa tinh bột và đường tự nhiên.
• Thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, mì ống, khoai tây, ngũ cốc tinh chế, gạo.
• Nước ép trái cây, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh trái cây, đặc biệt là nước ép trái cây sau bữa ăn vì nguy cơ tăng đường huyết rất cao.
• Sữa, sữa chua có đường, ưu tiên dùng sữa và sữa chua không đường ít béo.
- Rau củ là thực phẩm ít chứa đường bột nên chiếm ½ khẩu phần 1 bữa ăn.
- Sử dụng chất béo lành mạnh (dầu ô liu, dầu hạt cải), hạn chế các chất béo có nguồn gốc động vật.
2. Theo dõi đường trong máu
- Theo dõi đường huyết là một trong những yếu tố mang tính quyết định thành công trong điều trị tiểu đường thai kì. Vì thế, những thai phụ mắc tiểu đường thai kì nên có máy theo dõi đường huyết tại nhà.
- Các thai phụ nên ghi nhận lại các chỉ số theo dõi đường huyết tại nhà và mang đi ở lần khám tiếp theo để bác sĩ của bạn có kế hoạch phù hợp nhất cho bạn.
- Thời điểm thử: cách 3 ngày 1 lần, 3 mẫu thử / lần: trước khi ăn, sau ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ.
Thời điểm | Glucose |
Lúc đói | < 95 mg/dL (< 5.3 mmol/l) |
Sau ăn 1 giờ | < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/l) |
Sau ăn 2 giờ | < 120 mg/dL (< 6.7 mmol/l) |
- Những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn và theo dõi đường huyết tại nhà trong 2 tuần sau khi được chẩn đoán.
- Đạt mục tiêu điều chỉnh đường huyết khi có ≥ 50% trị số đạt mục tiêu và có xu hướng giảm dần.
3. Tập thể dục
• Tập thể dục giúp kiểm soát đường huyết trong mức bình thường. Bạn cùng với bác sĩ sản khoa của bạn bàn luận và quyết định mức độ và loại bài tập phù hợp nhất cho bạn.
• Nói chung, mức độ tập luyện thích hơp là tập aerobic cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần (hoặc ít nhất là 150 giờ/tuần). Các bài tập aerobic là những bài tập mà bạn vận động các nhóm cơ lớn theo nhịp. Cường độ vừa phải là khi bạn vận động vừa đủ để tăng nhịp tim và bắt đầu ra mồ hôi nhưng vẫn có thể nói chuyện bình thường.
4. Sử dụng insulin
Insulin được sử dụng khi thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ điều chỉnh đường huyết bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục thất bại
Những thai phụ điều chỉnh đường huyết ổn định bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục và không có biến chứng thai kỳ (thai to, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng, đa ối, thiểu ối,...) thì ít rủi ro thai chết lưu. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi sát sức khoẻ thai nhi bằng cách tái khám đúng hẹn, theo dõi cử động thai hằng ngày.
Khi bị tiểu đường thai kì, thai phụ cần được quản lý thai chặt chẽ tại nhà và tại phòng khám
Tại nhà
• Thai phụ cần được hướng dẫn theo dõi và ghi nhận lại cử động thai 3 lần/ngày và theo dõi suốt thai kì. Bạn nên liên hệ bác sĩ của bạn nếu cảm thấy hoạt động thai bất thường.
Tại phòng khám
• Thai phụ được kiểm tra huyết áp, đường huyết 2 giờ sau ăn, xét nghiệm nước tiểu.
• Siêu âm kiểm tra các số đo sinh học ước lượng cân nặng, nhịp tim thai, lượng nước ối, hoạt động hô hấp, trương lực cơlưu lượng tuần hoàn từ mẹ đến bánh nhau và thai nhi.
• Nonstress test
Chăm sóc bà mẹ
Tiểu đường thai kì tăng đáng kể nguy cơ thai phụ mắc tiểu đường thai kì trong lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra những bệnh nhân này còn tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai. Ước tính có đến 1/3 thai phụ vẫn có mức đường huyết cao ngay sau sinh. Vì vậy, bạn nên được kiểm tra lại bằng nghiệm pháp dung nạp 75gr glucose vào thời điểm 4-12 tuần hậu sản. Nếu kết quả bình thường, bạn cần được tầm soát tiểu đường hằng năm.
Chăm sóc em bé
Trẻ em được sinh từ thai phụ tiểu đường thai kì có nguy cơ béo phì và khởi phát bệnh lí tiểu đường sớm trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên (ADA 2023). Vì thế:
• Bé cần được cho bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời (có tác dụng bảo vệ đối với chứng béo phì ở trẻ em)
• Thay đổi lối sống để giảm tỉ lệ béo phì trong thời thơ ấu.
• Theo dõi định kì nồng độ đường huyết đói, HbA1c, đặc biệt là ở trẻ thừa cân, béo phì.
Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.
Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.
Được bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ và giải đáp chi tiết.
Nhận phản hồi sớm từ phòng khám sau khi đặt lịch
Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.