Hotline 1:

028 3553 3197

Hotline 2:

0908 943 879

Địa chỉ:

Số 164 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

NÔN, BUỒN NÔN

1.Thế nào là nôn và buồn nôn trong thai kỳ?

Buồn nôn và nôn là một trong những rắc rối thai kỳ xảy ra khá thường xuyên và phổ biến ở hầu hết các phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu. Dân gian hay gọi là “ốm nghén”.

tnl

2.Tình trạng này xuất hiện khi nào?

  • Khoảng 70% số phụ nữ gặp ở tuần lễ thứ 4  đến tuần lễ thứ 7 của thai kỳ, đặc biệt xảy ra nhiều ở tuần lễ thứ 6 và thứ 9
  • Biến mất sau tuần lễ thứ 16 ở khoảng 90% phụ nữ.
  • Khoảng 10% phụ nữ “ốm nghén” trước khi họ biết họ trễ kinh.
  • Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp tình trạng “ốm nghén” kéo dài dai dẳng trong vài tuần, vài tháng
  • Thậm chí, kéo dài suốt thời kỳ mang thai.
ttxh

3. Nguyên nhân từ đâu

“Ốm nghén” KHÔNG gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, nó chỉ mang lại một số rắc rối ảnh hưởng đến mẹ như:

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc và sinh hoạt của thai phụ.

- Việc không thể ăn, không thể uống trong nhiều ngày có thể dẫn đến mẹ bị sụt giảm cân nặng và đôi khi tình trạng nghén kéo dài còn làm cho thai nhi bị suy dinh dưỡng.

- Thai phụ có thể bị mất nước hoặc không có đủ chất dinh dưỡng.

- Mẹ bị “ốm nghén” không có nghĩa thai nhi bị bệnh và ngược lại.

nkmb

4. “Ốm nghén” có nguy hiểm không?

“Ốm nghén” KHÔNG gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, nó chỉ mang lại một số rắc rối ảnh hưởng đến mẹ như:

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc và sinh hoạt của thai phụ.

- Việc không thể ăn, không thể uống trong nhiều ngày có thể dẫn đến mẹ bị sụt giảm cân nặng và đôi khi tình trạng nghén kéo dài còn làm cho thai nhi bị suy dinh dưỡng.

- Thai phụ có thể bị mất nước hoặc không có đủ chất dinh dưỡng.

- Mẹ bị “ốm nghén” không có nghĩa thai nhi bị bệnh và ngược lại.

nh

5. “Ốm nghén nặng”

- Chẩn đoán nghén nặng khi thai phụ giảm 5% trọng lượng trước khi mang thai

- Gặp một số vấn đề liên quan đến mất nước trong cơ thể.

Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra các dấu hiệu

  • Đi tiểu ít và nước tiểu sậm màu.
  • Nôn nhiều lần trong ngày và nôn kéo dài , thạm chí nôn ra máu.
  • Bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên.
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc đập mạnh.
  • Đau vùng bụng dưới.
  • Giảm 5 % trọng lượng trước khi mang thai.
  • ► Vì một số thai phụ nghén nặng cần được điều trị : điều trị nội trú ( bù nước, điện giải, nuôi bằng bằng đường truyền.

6. Vì sao có tình trạng ốm nghén nặng

nghen

Tương tự như “ốm nghén” thì tình trạng ốm nghén nặng bắt nguồn từ đâu vẫn chưa được giải thích cụ thể, một số lý do có thể kể đến như:   
- Mang đa thai

- Lần mang thai trước bị nghén nặng

- Mẹ hoặc chị gái của thai phụ bị “ ốm nghén “ khi mang thai

- Tiền sử say tàu xe hoặc đau nửa đầu

- Giới tính thai nhi là nữ cũng là một dấu hiệu lâm sàng

Làm thế nào để kiểm soát “ốm nghén”?

  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng thực phẩm hỗ trợ
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ

7. Thay đổi thói quen ăn uống

- Điều chỉnh bữa ăn: giờ ăn,  ăn năm hoặc sáu “ bữa ăn nhỏ” trong ngày để dạ dày không bao giờ trống rỗng

- Thực phẩm: các loại hạt, trái cây hoặc bánh quy giòn, nên ăn một chút bánh mì hoặc bánh quy giòn vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh di chuyển khi bụng đói.

thoi-quen

- Thử nhiều loại thực phẩm để tìm được thực phẩm có thể duy trì trong giai đoạn “ ốm nghén”

- Ăn ngay khi bạn cảm thấy đói, hoặc thậm chí trước khi bạn cảm thấy đói.

- Tránh xa các loại thực phẩm gây mùi khó chịu cho cá nhân thai phụ.

- Đánh răng ngay sau khi ăn

8. Nước có cần thiết ở giai đoạn này?

- Có, nước rất cần thiết và cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này

- Không uống nước có thể dẫn đến mất nước và làm trầm trọng hơn tình trạng “ốm nghén”

- Uống suốt cả ngày, kể cả khi không khát.

- Cố gắng đặt mục tiêu, uống từ 3 - 4 lít nước một ngày khi mang thai

nuoc

9. Một số thực phẩm đáng để thử khi bị nghén

- Viêm nang gừng

- Trà gừng làm từ gừng tươi

- Tinh chất gừng mật ong

- Chanh tươi, bạc hà 

gung

​►​ Cách làm :

Bước 1: Gừng tươi rửa sạch

Bước 2: Nướng thơm

Bước 3: Cạo vỏ bên ngoài

Bước 4: Đập dập Cho vào khoảng 1 – 1,5 lít nước sôi, ủ trong vòng 1- 2 tiếng

Bước 5: Thêm mật ong và thưởng thức

10. Có thể dùng thuốc để giảm nghén không?

-  Một số thuốc an toàn cho thai, vẫn được sử dụng để giảm nghén

- Thành phần thuốc chứa: pyridoxine  (vitamin B6),  Doxylamine

- Cả hai loại này dùng riêng lẻ cũng được hoặc kết hợp ở dạng Doxylamine-pyridoxine  vẫn không gây ảnh hưởng gì đến thai kỳ.

⇒ Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc

thhuoc


 

Chia sẻ:

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.

  • Linh hoạt

    Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.

  • Tận tâm

    Được bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

  • Nhanh chóng

    Nhận phản hồi sớm từ phòng khám sau khi đặt lịch

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.