Hotline 1:

028 3553 3197

Hotline 2:

0908 943 879

Địa chỉ:

Số 164 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

1. Sữa non là gì?

- Sữa non: 1 - 3 ngày đầu sau sanh, RẤT QUAN TRỌNG,  lượng ít đặc, màu vàng vàng, chứa nhiều kháng thể, dễ tiêu hóa, cụ thể:
   + Các tế bào bạch cầu (leucocytes) giúp diệt vi khuẩn.
   + Các kháng thể (immuglobulin) giúp trẻ chống nhiều bệnh nhiểm khuẩn, bảo vệ cho trẻ đến khi cơ thể trẻ tự tạo ra được kháng thể của mình.
   + Một chất gọi là Bifidus giúp cho một loại vi khuẩn có tên là Lactobacillus bifidus phát triển trong ruột của trẻ. Lactobacillus bifidus ngăn cản những vi khuẩn có hại gây tiêu chảy.
   + Lactoferin vận chuyển sắt. Điều này ngăn căn sự phát triên của vi khuẩn có hại cần sắt.
- Sữa mẹ có tác dụng gì sổ nhẹ tống phân su, chứa nhiều vitamin A, nhiều năng lượng cho trẻ.

2. Dung tích dạ dày của bé trong 7 ngày đầu:

- Dạ dày bé 3 ngày đầu sau sinh chỉ khoảng 5-7 cm
   + Do đó bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là đủ
   + Không cần bú thêm sữa công thức, không cần uống thêm nước

dung-tich

3. Sữa chuyển tiếp là gì

Lượng nhiều hơn, màu hơi xanh, tìm thấy vào đầu cữ bú, cung cấp nhiều lactose, protein, các chất dinh dưỡng khác

4. Sữa cuối là gì?

Màu trắng hơn, xuất hiện ở cuối cữ bú, chứa nhiều chất béo, cung cấp năng lượng, lượng chất béo sẽ tăng dần vào cuối cữ bú

5. Điểm khác biệt giữa sữa mẹ và sữa công thức

dkb

6. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

 + Cho bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh giúp tử cung co hồi tốt, giảm chảy máu sau sinh
 + Mẹ có cảm giác thư giãn, buồn ngủ
 + Là một biện pháp ngừa thai tự nhiên
 + Ít có nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng
 + Sớm lấy lại vóc dáng
 + Sữa có sẵn với nhiệt độ thích hợp, tiện lợi, kinh tế
 + Tăng tình cảm mẹ con

7. Cách cho bé bú đúng

1. Ngay sau sinh
- Quan sát bé, khi nào thấy dấu hiệu bé đói vú (mở miệng, chảy nước dãi, thè lưỡi, liếm...), mẹ đẩy nhẹ miệng bé gần sát vú.
- Không giữ cổ bé, không gập hay vẹo sang một bên, bảo đảm miệng bé đối diện với vú mẹ, mũi bé đối diện núm vú. Chờ đến khi bé mở rộng miệng, kéo bé về phía vú, đưa môi dưới của bé vào phía dưới núm vú.

2. Về khoa hậu sản/ về nhà

- Tư thế mẹ:                                                                              

Tư thế ngồi bình thường cho trẻ bú:      

ngoii

Tư thế ngồi bế trẻ dưới nách

canh-tay

Tư thế ngồi bế trẻ bằng cánh tay đối diện với bên vú                                                                                                                        

dd
 

Tư thế nằm cho bú:

nam

8. Đảm bảo đúng quy tắc 4 điểm then chốt

1. Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng.
2. Mặt trẻ phải quay vào vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.
3. Bế trẻ sát vào người mình.
4. Đỡ mông trẻ.
9. Hướng dẫn cho bé bú đúng

huong-dan

10. Dấu hiệu bú tốt

  • Toàn thân trẻ hướng sát vào vú mẹ.
  • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
  • Miệng trẻ há rộng.
  • Quầng vú phía dưới môi trẻ ít hơn.
  • Môi dưới hướng ra ngoài.
  • Động tác bú chậm và sâu.
  • Má tròn trĩnh.
  • Nghe tiếng nuốt ực ực
  • Trẻ thư giãn sau bữa bú.
  • Bà mẹ không thấy đau ở núm vú.

11. Những điều cần dặn dò bà mẹ

- Cho trẻ bú theo nhu cầu.
- Cho trẻ bú từng vú một: cho trẻ bú hết sữa một bên vú rồi mới chuyển sang vú còn lại. 
- Cho trẻ bú thường xuyên, bú cả ngày lẫn đêm.
- Sau bữa bú bế trẻ đầu cao hơn thân, vỗ nhẹ lưng trẻ cho ợ hơi, không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú. 
- Bà mẹ cần ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước.
- Bà mẹ cần có thời gian nằm nghỉ ngơi thư giãn.
- Vắt sữa khi trẻ bú không hết hoặc khi trẻ không bú được.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 4 tháng đầu.

12. Cấp cứu sặc sữa

- Dấu hiệu nhận biết sặc sữa
 + Bé đang bú hoặc sau bú đột ngột ho, sặc sụa, tím tái
 + Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng
 + Trường hợp xấu có thể ngưng tim ngưng thở

- Quy trình cấp cứu:
 + Gọi giúp đỡ/ la lớn
 + Đặt bé nằm sấp dọc đùi của người cấp cứu
 + Đầu bé ở vị trí thấp hơn thân, cổ hơi ngửa
 + Vỗ lưng: bụm bàn tay phải / trái, vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai
 + Lật trẻ nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ, cằng tay kẹp sát thân và để dọc theo đùi của người cấp cứu, đầu thấp hơn thân, cổ ngửa
 + Quan sát vùng họng và mũi trẻ: nếu có sữa chảy ra thì lau sạch
 + Dùng 2 ngón tay phải (ngón trỏ và giữa) ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần hoặc dưới đường nối 2 núm vú đốt ngón tay trẻ.

- Đánh giá trẻ sau mỗi lần vỗ lưng ấn ngực
 + Nếu hồng hào, khóc tốt : không cần làm tiếp
 + Nếu bé vẫn còn khó thở: tiếp tục thực hiện vỗ lưng ấn ngực

- Trường hợp:
 + Đang trong bệnh viện, một người cấp cứu 1 người đi báo cho NVYT
 + Đang ở nhà, vừa cấp cứu vừa gọi xe đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất

Chia sẻ:

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.

  • Linh hoạt

    Đặt lịch dễ dàng theo thời gian phù hợp của bạn.

  • Tận tâm

    Được bác sĩ chuyên môn cao hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

  • Nhanh chóng

    Nhận phản hồi sớm từ phòng khám sau khi đặt lịch

ĐẶT LỊCH HẸN

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận lịch hẹn.